Skip to main content

Về chúng tôi

Tổ chức không vì lợi nhuận International Small Vessel Recycle Project

Tái hoạt dụng tàu vừa và nhỏ là gì?

Tại Nhật Bản, có nhiều loại tàu thuyền (thuyền đánh cá, thuyền giải trí, du thuyền, v.v.) vẫn có thể được sử dụng nhưng bị bỏ rơi.

Tổ chức của chúng tôi thu gom những con tàu bị bỏ rơi này, đưa lên tàu chở hàng, vận chuyển đến nhà máy đóng tàu ở Việt Nam, tiến hành bảo dưỡng động cơ và làm mới bên ngoài. Với mong muốn cung cấp cho Việt Nam và các nước Châu Á bằng chi phí thấp để tái sử dụng.

Ứng dụng của các loại tàu thuyền này bao gồm ngư nghiệp, phà sông, tàu chở nông nghiệp, tàu tuần tra của chính phủ, thuyền cứu sinh, thuyền tham quan và giải trí.

Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự thấu cảm, ủng hộ của tất cả mọi người có liên quan và sự hợp tác của quý vị và các bạn để dự án này tiếp tục diễn ra suôn sẻ.

Câu chuyện của chúng tôi

Năm 2013, tình cờ tôi gặp một bạn trẻ người Việt Nam đang sinh sống và học tập thành thành phố Kobe. Sau đó, tôi đã đến Việt Nam, đi tham quan thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng đã có dịp đến Vịnh Hạ Long là di sản của Thế giới. Tại đây, tàu thuyền có nhiều chủng loại, chẳng hạn như thuyền du lịch, thuyền đánh cá và các loại tàu thuyền nhỏ khác. Điều làm tôi nhớ mãi là phần lớn những chiếc thuyền này đều chế tạo từ gỗ.

Trở về nước, bạn trẻ người Việt Nam nói với tôi: “Ở Nhật có rất nhiều tàu vừa và nhỏ, trong đó có tàu cá neo đậu ở cảng nhưng dường như đang không được sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng chúng ở Việt Nam hay không?”. Câu nói thật ấn tượng và đọng mãi trong tim tôi.

Trong 70 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản đã tăng trưởng kinh tế với tốc độ tối đa và trở thành đất nước có vị trí kinh tế hàng đầu Thế giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tỷ lệ sinh giảm và dân số già, các ngành công nghiệp sử dụng lao động đang gặp phải tình trạng thiếu lao động thường xuyên do công nhân già đi và số lượng người trẻ tham gia ngành sản xuất giảm mạnh.

Thực trạng của ngành khai thác thủy hải sản là một ví dụ điển hình; Tuổi ngư dân ngày càng già đi, có những ngư dân ở tuổi 70, 80 là chuyện không hiếm. Trong bối cảnh đó, như bạn trẻ Việt Nam nói, nhiều người đã ngừng đánh bắt cá, những chiếc tàu đánh cá còn có thể sử dụng hàng chục năm nhưng cũng phải neo đậu tại cảng mà không thể ra khơi đánh bắt. Tôi hiểu về tình hình hiện nay. Mặt khác, những chiếc du thuyền và tàu phục vụ giải trí vốn rất thịnh hành trong thời kỳ nước Nhật thịnh vượng nay cũng bị bỏ quên do chủ tàu già đi và phí bến tàu rất cao. Có những báo cáo cho rằng nếu không có cách thức tổ chức sử dụng thì những con tàu nêu trên dễ bị phá hủy khi Nhật Bản thường xuyên có sóng thần và những cơn bão ..v.v. Những điều này cũng trở thành một nguyên nhân gây thiệt hại cho giao thông cảng biển. Hầu hết, các loại thuyền này được làm bằng nhựa gia cố (FRP) nhẹ và bền, nhiều loại có động cơ hiệu suất cao. Sẽ là sự lãng phí đáng tiếc nếu tiếp tục chờ phương pháp xử lý và cuối cùng là loại bỏ.

Với suy nghĩ bằng cách nào đó tái sử dụng những chiếc tàu bị bỏ quên do Nhật Bản sản xuất, hiệu năng cao ở Việt Nam; Chúng tôi hợp tác cùng các Hội nghề cá Việt Nam, nơi có tập quán đánh bắt bằng tàu vỏ gỗ để chuyển giao những chiếc tàu vỏ FRP. Kế đến là chuyển giao công nghệ bảo dưỡng, sản xuất tàu FRP và cuối cùng là đóng góp cho tình hữu nghị Quốc tế bằng cách thúc đẩy đào tạo nhân sự và chuyển giao công nghệ đánh bắt từ Nhật Bản. Tôi mong rằng hoạt động này có thể nhân rộng ra ở các nước Đông Nam Á trong tương lai.

Vì vậy, chúng tôi đã đến thăm các cảng cá ở Nhật Bản, hỏi thăm tình hình thực tế của nhựng người làm trong lĩnh vực khai thác thủy sản, tham khảo ý kiến của JICA và các bộ, ngành liên quan. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng tôi tin rằng khả năng là có đủ. Đồng thời, chúng tôi nhận được yêu cầu hỗ trợ cung cấp rất nhiều tàu đánh cá từ các tổ chức cũng như khu vực tư nhân liên quan đến ngành thủy sản, ngư nghiệp ở Việt Nam. Vậy là, để nhận được sự ủng hộ và hợp tác nhiều hơn nữa, cũng như chỉ đạo và phê duyệt của các bộ ngành liên quan; Chúng tôi quyết định thành lập “Tổ chức Không vì lợi nhuận International Small Vessel Recycle Project”.

Chúng tôi cần sự hiểu biết và hỗ trợ của các bạn, của những chuyên gia trong ngành để hoạt động ngày đạt được mục tiêu của chúng ta.

Ngày 1 tháng 2 năm 2015, Muraoh Hideki.

Cơ sở lý thuyết về tàu thủy

Tác động của thị trường tàu đã qua sử dụng đến nền công nghiệp đóng tàu mới

Tác giả Panagiotis N. Stasinopoulos kết luận trong bài nghiên cứu về “Hoàn vốn đầu tư trong đóng mới tàu và tàu đã qua sử dụng với quản lý danh mục rủi ro vận tải – Trường hợp huy động vốn cổ đông tàu hàng rời và tàu chở dầu” năm 2011 (hình bên) như sau: Đầu tư một con tàu thủy là quyết định quan trọng đối với công ty vận tải hoặc chủ tàu. Sự tồn tại của một thị trường tàu đã qua sử dụng sôi động với tất cả các chủng loại tàu làm cho việc gia nhập thị trường trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, họ cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc lựa chọn giữa đầu tư mới hoặc mua tàu đã qua sử dụng. (…). Các kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ trong vài trường hợp ngoại lệ thì đóng tàu mới đem lại thành công và giá trị thỏa dụng tối đa cho nhà đầu tư.
Cụ thể: Khi thị trường phát sinh nhu cầu sản phẩm/dịch vụ tăng dẫn đến nhu cầu về tàu thủy các loại để cung ứng cho thị trường tăng. Lúc này, các doanh nghiệp/cá nhân tăng cường mua sắm phương tiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thị trường tàu thủy trở nên sôi động do sức mua sắm tàu thủy tăng. Vì tính chất có sẵn, giá rẻ nên nhu cầu mua tàu đã qua sử dụng tăng lên, khi nhu cầu tăng kéo theo giá thành tàu cũ tăng làm kích thích nhu cầu đóng tàu mới. Các nhà máy đóng tàu phải nỗ lực cải tiến chất lượng tàu với giá cả cạnh tranh để khách hàng nhận thấy ưu điểm nổi trội khi sắm tàu mới. Nói cách khác, phát triển thị trường tàu cũ sẽ làm mồi cho nhu cầu đóng tàu mới và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.

Khái niệm cơ bản về tuổi của tàu thuyền

Theo báo cáo “Khái niệm cơ bản về tuổi của tàu thuyền” do Khoa kỹ thuật đại học Tokyo công bố tháng 11/1990, định nghĩa về tuổi của tàu thuyền như sau: “Tuổi thọ của tàu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố được chia thành ba nhóm: Các quy luật tự nhiên (do ăn mòn và mỏi vật liệu), các yếu tố hiệu suất và tác động đến xã hội (ví dụ làm ô nhiễm cảng biển tùy thuộc vào chủng loại tàu), các yếu tố kinh tế, đầu tư và khả năng thu hồi vốn.”(…)
Chính vì vậy, việc quyết định đầu tư vào một phương tiện mới hay đã qua sử dụng là kết quả cuối cùng sau quá trình phân tích, đo lường các rủi ro và khả năng thu hồi vốn của chủ doanh nghiệp hoặc chủ tàu.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển từ các quốc gia

Nghiên cứu của tác giả Trần Thúc Hiếu, Đại học Fulbright Việt Nam cho thấy: Chỉ có một số ít quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) hội tụ đủ các điều kiện cần thiết và chớp được thời cơ để phát triển thành công và trở thành trung tâm đóng tàu của thế giới. Các quốc gia khác xung quanh Việt Nam có những con đường khác nhau để phát triển ngành tàu thủy; Indonesia và Malaysia đi theo con đường hạn chế nhập khẩu tàu đã qua sử dụng nhưng đã không thành công; Philippines mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài phát triển ngành đóng tàu trong nước, đồng thời chấp nhận cho các đơn vị tư nhân nhập khẩu tàu cũ để phục vụ nhu cầu nội địa; Đài Loan đi lên từ con đường sửa chữa thay vì ngay lập tức đóng mới; Thái Lan không tập trung phát triển công nghiệp đóng tàu mà đi vào đầu tư dịch vụ hạ tầng cảng biển. (…)

Để xây dựng kinh tế biển, Việt Nam trước tiên cần cập nhật các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được các nước tiên tiến về lĩnh vực tàu thủy áp dụng, từ đó điều chỉnh và làm căn cứ đánh giá chất lượng tàu cho phù hợp với năng lực và trình độ phát triển của Việt Nam.

Về công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa và cải hoán tàu cần thiết học mô hình phát triển đi lên từ sửa chữa tương tự như Đài Loan. Lấy yếu tố phát triển nhân lực là then chốt, tiến đến hợp tác liên doanh với các nước có thế mạnh về công nghiệp đóng tàu như mô hình đã được Trung Quốc áp dụng, để xây dựng nền tảng công nghiệp.

Đẩy mạnh hiệu suất của tàu đã qua sử dụng bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa quy trình đánh bắt như hướng đi của Nhật Bản. Cách làm này hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với việc đầu tư hiện đại đóng mới hoàn toàn một con tàu.

Đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ cảng biển để có năng lực đáp ứng được quy mô phát triển về số lượng tàu thủy không chỉ phục vụ thị trường Việt Nam, mà còn thu hút các đội tàu thủy của quốc tế sử dụng dịch vụ như cách làm của Thái Lan.

Hiện trạng tàu thủy vừa và nhỏ

Tại Nhật Bản

Có rất nhiều loại thuyền nhỏ (thuyền đánh cá, thuyền giải trí, du thuyền, …) vẫn có thể được sử dụng, nhưng do nhiều nguyên nhân, chúng bị bỏ lại tại các cảng cá và bến du thuyền.

Những con tàu này được chia thành nhiều lại: tàu thép và tàu FRP. Phần lớn chúng được làm bằng FRP (nhựa gia cố), nhẹ và thời gian sử dụng rất lâu.

Tàu FRP đã qua sử dụng có thể được sử dụng tiếp tục từ 30 đến 50 năm chỉ cần bảo dưỡng và cải hoán nhỏ.

Dự báo số lượng tàu bị bỏ rơi

Ước tính có 70.000 tàu thuyền bị bỏ rơi tại các cảng cá, bến du thuyền, sông, bờ biển, v.v. trên toàn Nhật Bản (Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch, Khảo sát Tàu thuyền trên toàn quốc năm 2018).

Lý do bị bỏ rơi

Cảng cá: Ngư dân già đi, sản lượng khai thác giảm, thiếu thuyền viên, neo đậu tàu trái phép trong khu vực cảng không được chỉ định.
Điều này cũng đúng đối với các bến du thuyền, chẳng hạn như dân số già, thiếu thủy thủ đoàn, chi phí nhiên liệu tăng cao, chi phí neo đậu tăng cao, thiếu công việc bảo trì, thiếu đạo đức của chủ sở hữu, v.v.
Để xử lý tình trạng này, có nhiều khó khăn khi chi phí xử lý và chi phí vận chuyển tại Nhật rất cao (1 tàu: 200.000 đến 1 triệu yên).

Những trở ngại

Tàu bị bỏ rơi tại các cảng cá, bến du thuyền, sông, bờ biển, v.v.,
– Làm rối loạn luồng tàu,
– Tràn tàu, va chạm, tràn dầu, v.v. trong các đợt thiên tai như lũ lụt, bão lụt, sóng thần
Khi xảy ra thiên tai hoặc tại nạn về tàu, cảnh quan cảng bị ảnh hưởng cùng nhiều vấn đề khác đang trở thành thưởng xuyên. Cần phải có phương thức để thay đổi hiện trạng.

Tại Việt Nam và các Quốc gia Châu Á khác

Việt Nam và các nước Châu Á khác đang dựa vào tàu vỏ thép và tàu gỗ kiểu cũ để đánh bắt và vận chuyển đường biển.
Vì vậy, Tổ chức ISVR đưa ra giải pháp có lợi cho các bên bằng hoạt động không vì lợi nhuận.