Câu chuyện của chúng tôi
Năm 2013, tình cờ tôi gặp một bạn trẻ người Việt Nam đang sinh sống và học tập thành thành phố Kobe. Sau đó, tôi đã đến Việt Nam, đi tham quan thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tôi cũng đã có dịp đến Vịnh Hạ Long là di sản của Thế giới. Tại đây, tàu thuyền có nhiều chủng loại, chẳng hạn như thuyền du lịch, thuyền đánh cá và các loại tàu thuyền nhỏ khác. Điều làm tôi nhớ mãi là phần lớn những chiếc thuyền này đều chế tạo từ gỗ.
Trở về nước, bạn trẻ người Việt Nam nói với tôi: “Ở Nhật có rất nhiều tàu vừa và nhỏ, trong đó có tàu cá neo đậu ở cảng nhưng dường như đang không được sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng chúng ở Việt Nam hay không?”. Câu nói thật ấn tượng và đọng mãi trong tim tôi.
Trong 70 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản đã tăng trưởng kinh tế với tốc độ tối đa và trở thành đất nước có vị trí kinh tế hàng đầu Thế giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tỷ lệ sinh giảm và dân số già, các ngành công nghiệp sử dụng lao động đang gặp phải tình trạng thiếu lao động thường xuyên do công nhân già đi và số lượng người trẻ tham gia ngành sản xuất giảm mạnh.
Thực trạng của ngành khai thác thủy hải sản là một ví dụ điển hình; Tuổi ngư dân ngày càng già đi, có những ngư dân ở tuổi 70, 80 là chuyện không hiếm. Trong bối cảnh đó, như bạn trẻ Việt Nam nói, nhiều người đã ngừng đánh bắt cá, những chiếc tàu đánh cá còn có thể sử dụng hàng chục năm nhưng cũng phải neo đậu tại cảng mà không thể ra khơi đánh bắt. Tôi hiểu về tình hình hiện nay. Mặt khác, những chiếc du thuyền và tàu phục vụ giải trí vốn rất thịnh hành trong thời kỳ nước Nhật thịnh vượng nay cũng bị bỏ quên do chủ tàu già đi và phí bến tàu rất cao. Có những báo cáo cho rằng nếu không có cách thức tổ chức sử dụng thì những con tàu nêu trên dễ bị phá hủy khi Nhật Bản thường xuyên có sóng thần và những cơn bão ..v.v. Những điều này cũng trở thành một nguyên nhân gây thiệt hại cho giao thông cảng biển. Hầu hết, các loại thuyền này được làm bằng nhựa gia cố (FRP) nhẹ và bền, nhiều loại có động cơ hiệu suất cao. Sẽ là sự lãng phí đáng tiếc nếu tiếp tục chờ phương pháp xử lý và cuối cùng là loại bỏ.
Với suy nghĩ bằng cách nào đó tái sử dụng những chiếc tàu bị bỏ quên do Nhật Bản sản xuất, hiệu năng cao ở Việt Nam; Chúng tôi hợp tác cùng các Hội nghề cá Việt Nam, nơi có tập quán đánh bắt bằng tàu vỏ gỗ để chuyển giao những chiếc tàu vỏ FRP. Kế đến là chuyển giao công nghệ bảo dưỡng, sản xuất tàu FRP và cuối cùng là đóng góp cho tình hữu nghị Quốc tế bằng cách thúc đẩy đào tạo nhân sự và chuyển giao công nghệ đánh bắt từ Nhật Bản. Tôi mong rằng hoạt động này có thể nhân rộng ra ở các nước Đông Nam Á trong tương lai.
Vì vậy, chúng tôi đã đến thăm các cảng cá ở Nhật Bản, hỏi thăm tình hình thực tế của nhựng người làm trong lĩnh vực khai thác thủy sản, tham khảo ý kiến của JICA và các bộ, ngành liên quan. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng tôi tin rằng khả năng là có đủ. Đồng thời, chúng tôi nhận được yêu cầu hỗ trợ cung cấp rất nhiều tàu đánh cá từ các tổ chức cũng như khu vực tư nhân liên quan đến ngành thủy sản, ngư nghiệp ở Việt Nam. Vậy là, để nhận được sự ủng hộ và hợp tác nhiều hơn nữa, cũng như chỉ đạo và phê duyệt của các bộ ngành liên quan; Chúng tôi quyết định thành lập “Tổ chức Không vì lợi nhuận International Small Vessel Recycle Project”.
Chúng tôi cần sự hiểu biết và hỗ trợ của các bạn, của những chuyên gia trong ngành để hoạt động ngày đạt được mục tiêu của chúng ta.
Ngày 1 tháng 2 năm 2015, Muraoh Hideki.
Chi tiết